Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Năng động là động lực để phát triển thư viện.

Trong suốt thời gian dài từ khi ra đời cho đến thế kỷ XIV, thư viện chỉ tiến hành việc phục vụ người sử dụng trong các phòng đọc của mình. Từ giữa thế kỷ XV khi xuất hiện nghề in, các thư viện, do có nhiều bản hơn cho một tên sách, đã mở thêm một hình thức phục vụ mới: cho bạn đọc mượn sách về nhà. Từ giữa thế kỷ XIX, các thư viện châu Âu, Hoa Kỳ bắt đầu tiến hành mượn liên thư viện, phục vụ ngoài thư viện. Hình thức phục vụ ngoài thư viện cũng được nhiều nước áp dụng với những cách thức khác nhau: có nơi thì dùng tàu hỏa, có nơi dùng ô tô, xe máy, xe đạp, có nơi có lúc người cán bộ thư viện lại “cõng” sách trên lưng để đến các vùng chiến sự, vùng núi cao để phục vụ người dân. Với việc số hóa tài liệu và đưa lên mạng toàn cầu, người dùng trên khắp thế giới có thể sử dụng được tài nguyên của bất cứ thư viện nào...
Về đối tượng người sử dụng cũng không ngừng được mở rộng. Nếu mới đầu đó là những vua chúa, quan lại, những người có học, giới thượng lưu trong xã hội thì từ thế kỷ XVIII trở đi – thêm nhân dân lao động, ngay cả những người chưa biết đọc, biết viết. Từ đầu thế kỷ XX các thư viện cộng cộng nhiều nước tiên tiến trên thế giới còn tổ chức phục vụ cho cho người tàn tật mà tiêu biểu là người khiếm thị. Từ giữa thế kỷ XX bắt đầu phục vụ các em trước tuổi đến trường, các đối tượng người dùng đặc biệt (bệnh nhân, tù nhân...).
Thư viện cũng luôn tạo ra và cung ứng cho người dùng những sản phẩm và dịch vụ, đồng thời không ngừng nghiên cứu, tìm tòi những phương thức phục vụ phù hợp với từng đối tượng bạn đọc. Nếu trước kia các thư viện phục vụ bạn đọc theo phương thức kho đóng thì từ cuối thế kỷ XIX – xuất hiện thêm phương thức mới – tổ chức kho mở, để bạn đọc vào kho sách tự chọn tài liệu phù hợp. Đối với những người chưa biết đọc, biết viết khi tới thư viện công cộng được cán bộ thư viện tổ chức đọc to nghe chung những cuốn sách, bài báo được nhiều người quan tâm hoặc giúp ích cho nhiều người. Đối với các cháu trước tuổi đến trường, thiếu nhi được thư viện tổ chức các buổi đọc truyện, kể chuyện, vẽ tranh, nặn tượng... nhằm khêu gợi ở các em lòng yêu sách, thích đọc sách, biết thể hiện một cách sáng tạo những gì thu nhận được từ những sách đã đọc. Đối với những người nông dân trung tuổi ở Việt Nam trong những năm 1960 – 1980 thường được khuyến khích tham gia những cuộc thi tìm hiểu những cuốn sách về cây trồng, vật nuôi có sản lượng cao cần được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp thời kỳ đó. Người tham gia không chỉ sẽ trình bày những kiến thức khoa học về cây trồng, vật nuôi đó mà còn phải nói lên được cách thức mình áp dụng và kết quả đã đạt được v.v. Những cuộc thi như vậy, diễn ra khi ở cấp quốc gia, khi ở cấp tỉnh, huyện, đã tạo nên nhu cầu đọc sách ở người nông dân và mang lại những kết quả thiết thực trong sản xuất của họ.
áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào công tác và tìm ra những phương thức, sản phẩm, dịch vụ mới trong nghiệp vụ, các thư viện đã đáp ứng tốt hơn, nhanh hơn, có chất lượng hơn nhu cầu đọc và thông tin của người dùng, của xã hội.
2.4. Năng động là những kết quả phục vụ bạn đọc của thư viện góp phần hoàn thiện con người, biến đổi xã hội
Sử dụng thư viện, đọc sách mang lại nhiều lợi ích cho con người. Có thể thể liệt kê rất nhiều lợi ích do sử dụng thư viện mang lại như:
- Nâng cao dân trí
- Nâng cao trình độ chuyên môn
Những lợi ích này không cần chứng minh. Chỉ biết rằng nhiều người với nền học vấn không cao nhưng do sử dụng thư viện, do đọc sách họ trở thành những nhà học giả, những nhà trước tác nổi tiếng. Mặt khác, cũng có thể dẫn ra hàng nghìn ví dụ về việc những người được đào tạo kỹ, có nền học vấn siêu đẳng nhưng sớm thỏa mãn, không chịu đọc sách, không chịu tìm tòi thông tin, trở nên những người học vấn thì cao nhưng kiến thức lại thấp.
- Nâng cao ý thức xã hội, ý thức công dân của mỗi thành viên trong xã hội, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, thân thiện hơn.
Những người đọc sách biết được nghĩa vụ và quyền hạn của mình và do đó họ sẽ đấu tranh để đạt được những quyền lợi đó. Trong Tuyên ngôn về thư viện công cộng năm 1994, UNESCO đã khẳng định: “Tự do, phồn vinh và phát triển của xã hội và cá nhân là những giá trị cơ bản của con người. Nhưng những giá trị đó chỉ đạt được với điều kiện là các công dân được thông tin tốt để họ có khả năng sử dụng các quyền dân chủ của mình và đóng vai trò tích cực trong xã hội. Việc tham gia có tính chất xây dựng và phát triển nền dân chủ phụ thuộc vào trình độ học vấn đầy đủ, sự tiếp cận tự do và không hạn chế tới tri thức, tư tưởng, văn hoá và thông tin”(3).
- Sử dụng thư viện, đọc sách là phương cách quan trọng để giữ gìn hòa bình trong nước và trên thế giới. Bởi vì chỉ có thông qua đọc sách (và các hoạt động văn hóa khác nữa), dân tộc này mới hiểu được các dân tộc khác, tìm ra tiếng nói chung của những vấn đề bất đồng, đưa ra những giải pháp chính trị phù hợp và không bạo lực để giải quyết thành công các bất đồng đó. Sứ mệnh đó của thư viện, đặc biệt là thư viện công cộng đã được nêu trong Tuyên ngôn nói trên về Thư viện công cộng: “Giúp phát triển đối thoại  giữa các nền  văn hoá và  giữ gìn bản  sắc văn hoá (dân tộc)”(4).
- Có những quyết định đúng trong giải quyết các nhiệm vụ, công việc, học tập... của từng cá nhân, từng tổ chức và của cả xã hội
Thông tin, kiến thức là vô cùng quan trọng. Nhờ nắm được những thông tin chính xác, những kiến thức khoa học, thông qua các nguồn khác nhau mà trước hết là tài liệu, mọi người, cơ quan, tổ chức và nói rộng hơn, cả dân tộc sẽ có những quyết sách đúng khi giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trong sản xuất, chiến đấu, nghiên cứu, học tập, kinh doanh...
3. Kết luận
Hoạt động thư viện trên khắp thế giới hiện chưa được xã hội, chính quyền quan tâm đúng mức. Vì thế, sự năng động của thư viện sẽ giúp cho xã hội quan tâm hơn tới thư viện, đầu tư nhiều hơn cho thư viện và đến lượt mình thư viện sẽ phục vụ xã hội đúng hướng hơn, hiệu quả hơn.
- Muốn đạt được sự năng động, mỗi thư viện, mỗi người làm công tác thư viện, mỗi nhà lãnh đạo thư viện phải dám nghĩ, dám làm, luôn luôn đổi mới, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm.
- Chỉ có năng động, thư viện mới phát triển vì thế chúng tôi gọi năng động là động lực phát triển của các thư viện.
nguồn: google