Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

BÀI TẬP THỰC HÀNH DUY TRÌ BỀN VỮNG THÔNG QUA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ TRUYỀN THÔNG VẬN ĐỘNG(NÂNG CAO)

TIN
Lớp tập huấn công nghệ thông tin cho cộng đồng.

Ngày 28/5/2015 tại Thư viện Duy xuyên tổ chức lớp tập huấn về làm quen và sử dụng máy vi tính . Đây là hoạt động trong khuôn khổ dự án " Nâng cao khả năng sử dụng máy vi tính và truy cập Internet miễn phí cho cộng đồng"Mục đích của lớp tập huấn là nâng cao khả năng sử dụng máy tính , khai thác và sử dụng hiệu quả các công cụ tìm kiếm trên Internet để phục vụ và thay đổi cuộc sống cho cộng đồng.

THÔNG ĐIỆP

" Thầy tôi thường nói xuất phát điểm của mọi người thường giống nhau nhưng đích đến thì hoàn toàn khác nhau. Mọi người  hãy đến với Thư viện Duy Xuyên, đến đây để trải nghiệm dịch vụ truy cập máy tính công cộng miễn phí  để tìm ra đích đến cho chính mình."
" Không khó để đi trên một con đường nhưng cái khó là ai sẽ chỉ cho bạn con đường để đi.Đến với Thư viện Duy Xuyên, nơi có dịch vụ truy cập máy tính công cộng miễn phí, nơi có những con người đầy tâm huyết và luôn sẵn sàn giúp đỡ bạn. Đến đây chúng tôi sẽ chỉ cho bạn con đường đó."


Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

Cách phòng bệnh đạo ôn hại lúa.


Từ khóa: Cách phòng bệnh cây lúa.

http://thaibinhseed.com.vn/tu-van/ho-tro-ky-thuat/cach-phong-tri-benh-dao-on-hai-lua-10266.html

Cách phòng trị bệnh đạo ôn hại lúa

Bệnh đạo ôn là bệnh quan trọng gây hại ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa từ giai đoạn mạ – đẻ nhánh – trổ – chín và trên các bộ phận của cây như lá, cổ lá, đốt thân, cổ bông, hạt . Tuỳ theo bộ phân bị hại mà người ta gọi là bệnh đạo ôn lá (cháy lá), đạo ôn cổ lá hay đạo ôn cổ bông… Bệnh đạo ôn có thể xảy ra quanh năm và thường gây hại nặng vào vụ Đông Xuân, những diện tích bị bệnh nặng có thể làm thất thu năng suất.
1. Triệu chứng:                                                  

- Trên lá: Bệnh gây hại chủ yếu giai đoạn mạ – đẻ nhánh. Lúc đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ, màu xanh xám, sau lớn lên có dạng hình thoi (mắt én) đặc trưng, viền nâu, tâm màu xám trắng. Trên các giống nhiễm đốm bệnh rất to, ngược lại giống kháng thì vết bệnh chỉ cở bằng đầu kim. Bệnh nặng, các vết bệnh liên kết lại làm lá bị cháy khô.
- Trên cổ lá, thân và cổ bông: triệu chứng ban đầu cũng có màu xám xanh sau chuyển sang nâu, do nấm tấn công vào mạch dẫn gây cản trở việc vận chuyển các chất dinh dưởng nuôi lá, thân và hạt làm cho lá, thân dễ gãy, hạt bị lép , lửng.
- Trên hạt : bệnh xảy ra vào giai đoạn trổ, vết bệnh trên hạt cũng có dạng mắt én, viền nâu, tâm xám trắng. Nếu bệnh tấn công sớm sẽ làm hạt bị lép, lửng.
2. Tác nhân gây hại:
Do nấm Pyricularia oryzae hay P. grisea gây ra. Bào tử nấm rất nhỏ, có thể bay cao và bay xa nên bệnh rất dễ lây lan nhanh trên diện rộng. Nhiệm vụ của bào tử này là hút các chất dinh dưỡng có trong cây lúa và ngoài ra còn tiết ra độc tố Pyricularin gây độc cho cây . Bào tử nấm Pyricularia oryzae hay P. grisea phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ mát từ 24 – 28 độ C, ẩm độ cao trên 80%, Trường hợp trong điều kiện khí hậu mát mẻ, sáng nắng, chiều mưa xen kẻ, trời có nhiều sương mù rất thích hơp cho bệnh xảy ra. Nấm bệnh thường lưu tồn trên ruộng, trong các gốc lúa và trong các loại cỏ dại mọc ven ruộng như cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ chỉ, lúa chét…
3. Các yếu tố làm bệnh tồn tại và phát triển:
- Thời tiết : ẩm độ không khí cao, mưa nắng xen kẻ, sáng sớm và chiều tối có sương mù rất thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại.
- Nước : Tình trạng khô hạn gây thiếu nước trên ruộng khiến cây sinh trưởng kém, mất khả năng chống chọi nên bệnh xảy ra nặng.
- Giống : sử dụng giống dễ nhiễm bệnh đạo ôn
- Mật độ gieo sạ : gieo sạ càng dầy, tán lúa càng rậm, ẩm độ trên ruộng càng cao, bệnh càng dễ xảy ra.
- Bón phân : Bón không cân đối giữa N-P-K, bón thừa đạm, bón đạm muộn, phun phân bón lá có đạm nhất là giai đoạn đòng trổ … tạo điều kiện cho bệnh phát triển nặng hơn.
- Nguồn bệnh : nấm bệnh lưu tồn trong rơm rạ, cỏ dại, hạt giống… là nguồn bệnh lây lan qua vụ sau.
4. Các giai đoạn cần lưu ý bệnh đạo ôn :
- Giai đoạn mạ: thường phát sinh trên các giống nhiễm, làm cây suy yếu ảnh hưởng năng suất về sau.
- Giai đoạn cuối đẻ nhánh đến làm đòng.
- Giai đoạn trước và sau trổ.

Để hạn chế bệnh phát sinh phát triển gây hại , bà con thường xuyên thăm dồng, nhất là vào các giai đoạn cần lưu ý (quan sát kỹ từng bụi lúa, đặc biệt những nơi lúa tốt, rậm rạp nằm giữa ruộng hoặc gần bờ bao, cống bộng dẫn nước) để phòng trị kịp thời.
5. Phòng trị :
Áp dụng các biện pháp tổng hợp để phòng trị bệnh như :
- Sử dụng giống kháng bệnh hay kháng vừa. Có thể kết hợp để chọn giống có tính kháng bệnh đạo ôn và tính kháng rầy phù hợp với điều kiện địa phương, cho năng suất cao và phẩm chất tốt.
- Chọn hạt giống sạch bệnh, sạch cỏ và xử lý giống trước khi gieo sạ.
- Gieo sạ với mật số vừa phải , không gieo sạ dày . Lượng giống gieo sạ trung bình khoảng 80 – 120 kg/ha (tuỳ địa phương)
- Bón phân cân đối N-P-K. Lượng đạm bón vừa đủ từ 80 – 100 kg /ha (lưu ý nên bón đạm theo nhu cầu chứ không bón quá nhiều hay bón muộn,.,có thể dùng bảng so màu lá lúa để bón) Khi bệnh xảy ra ngưng bón đạm hay phun phân bón lá có đạm.
- Sau thu hoạch nên cày vùi rơm rạ để trả lại chất hữu cơ cho đất.
- Vệ sinh đồng ruộng, diệt lúa rày, lúa chét, làm sạch cỏ bờ… hạn chế mầm bệnh lưu tồn và lây lan sau này.
- Giữ mức nước trên ruộng phù hợp với từng nhu cầu sinh trường của lúa, tránh để ruộng khô khi bệnh xảy ra.
- Sử dụng thuốc hoá học đặc trị bệnh đạo ôn : Trizole 75WDG, 20WP, Lúa vàng 20WP, KiSaigon 10H, 50ND, Py Saigon 50WP.
                                                Theo nông nghiệp Thái Bình

Nông dân làm giàu


Từ khóa: Nông dân làm giàu.

http://www.thanhnien.com.vn/phong-su/nhung-ti-phu-nong-dan-ky-6-mo-hinh-lam-giau-don-gian-75813.html

Những tỉ phú nông dân

Chí thú làm ăn và không lùi bước trước thất bại, nhiều nông dân chân chất đã trở thành những chủ trang trại thu nhập bạc tỉ mỗi năm, là ân nhân của nhiều “công nhân nông nghiệp”.>>

Chí thú làm ăn và không lùi bước trước thất bại, nhiều nông dân chân chất đã trở thành những chủ trang trại thu nhập bạc tỉ mỗi năm, là ân nhân của nhiều “công nhân nông nghiệp”.
Không dừng bước
Ông Võ Quan Huy (Út Huy) ấp Thuận Hòa, xã Hiệp Hòa, H.Đức Hòa, Long An được coi là nông dân tích tụ được nhiều đất nhất ĐBSCL khi đang canh tác trên 580 ha đất nông nghiệp.

Lãi lớn khi đưa cây ớt vào Đồng Tháp Mười “chiến đấu” với đất phèn nhưng Út Huy cũng sớm nhận ra rằng bài toán đó không bền vững nên năm 2007, ông quyết định chuyển sang chuyên canh cây ăn trái. Toàn bộ diện tích được tập trung trồng bưởi da xanh, xoài, mít và cây thanh long. Hiện vườn cây của Út Huy đã bắt đầu có thu hoạch nhưng vẫn chưa sinh lãi vì còn trong giai đoạn vừa làm vừa cải tiến.
Hiểu ra là không thể nóng vội, Út Huy lang thang khắp ĐBSCL để “tầm sư học đạo”. Sau hơn 1 năm trang bị thêm kiến thức nuôi tôm theo công nghệ sinh học, Út Huy quay lại Sóc Trăng làm lại với con tôm và gặt hái thành công trên diện tích 100 ha tại đây. Ông tìm về Bạc Liêu và gom tiếp 60 ha để mở rộng diện tích. Tiếp đó, ông lại về Long An mua thêm 20 ha thả nuôi cá đồng...
Hiện nay, trang trại của Út Huy có khoảng 300 nhân công làm việc thường xuyên, thu nhập ổn định. Nhiều gia đình sống lâu năm với Út Huy, cả vợ chồng con cái đều là “công nhân nông nghiệp” của ông.


Ông Nam bên đàn gà nuôi gia công của mình - Ảnh: Gia Khương

Triển vọng từ giống ngô SB099 trên vùng cao Yên Bái

Tư khoa: nong nghiep
http://www.mard.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=36773&Page=1
 Với mục đích sản xuất giống ngô hàng hóa chất lượng cao, Trung tâm Giống cây trồng Yên Bái đã sản xuất thành công giống ngô lai đơn SB 099, đồng thời chuyển giao kỹ thuật thâm canh cho người dân ở các vùng ngô trọng điểm của tỉnh .
Thành công của dự án này đã giúp các địa phương chủ động nguồn giống , thay thế các giống nhập ngoại, giá thành     giảm, năng suất cao hơn các giống ngô thông thường.

Quảng Nam hướng đến trồng cây màu tiết kiệm nước.

http://www.vietlinh.vn/library/news/2014/agriculture_plantation_news_show_2014.asp?ID=845
 Từ khóa: “ nông nghiệp quảng nam”
Quảng Nam: Hướng tới cây màu trong chiến lược chuyển đổi tiết kiệm nước
Nguồn tin: Khuyến Nông VN, 22/05/2014
Ngày cập nhật: 24/5/2014
Description: Share Facebook

Sau hơn một năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nền nông nghiệp Quảng Nam đã có diện mạo tươi sáng hơn, đưa giá trị sản xuất cao hơn nhiều so với sản xuất lúa, trong đó cây ngô, cây lạc khẳng định tính ổn định và bền vững.
Tỉnh Quảng Nam chỉ có hơn 113.000 ha sản xuất nông nghiệp, mặc dầu cơ cấu cây trồng của tỉnh khá phong phú nhưng lúa vẫn là cây trồng chính với hơn 87.000 ha gieo trồng, chiếm tỉ lệ 54,7% diện tích gieo trồng cây hằng năm. Tuy nhiên phần lớn diện tích đất lúa có độ phì thấp nên hiệu quả canh tác không cao, mặt khác các tác động của biến đổi khí hậu như thực trạng thiếu nước do khô hạn, rét lạnh ở vụ đông xuân và nắng nóng ở vụ hè thu đã tăng rủi ro cho sản xuất lúa nước.
 
 
 
 

Cây ngô, cây lạc khẳng định tính ổn định và bền vững trên đất Quảng Nam.

Làm giàu từ kết hợp trồng rừng và chăn nuôi.


Từ khóa: lam giau tu nong nghiep

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/khoi-nghiep/thu-nhap-cao-nho-ket-hop-trong-rung-nuoi-bo-3110954.html

Thu nhập cao nhờ kết hợp trồng rừng, nuôi bò

Từ cuộc sống cực khổ, phải lo bữa ăn từng ngày, nhưng nhờ cách làm ăn mới, anh Hoàng Văn Tánh ở thôn Trung Long (Quảng Trị) đã thoát nghèo và có 'của ăn của để.

Là con thứ 3 trong gia đình nghèo có 6 anh em, học hết lớp 7 anh Tánh đi làm thợ xây kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Năm 1993 lập gia đình, theo tiếng gọi của chính quyền, anh rời quê hương xã Triệu Trung lên vùng kinh tế mới ở thôn Trung Long (Quảng Trị) lập nghiệp.

Mang quyết tâm đổi đời lên quê hương mới, vợ chồng trẻ dựng tạm căn lều nhỏ, ngày đêm chịu khó khai hoang đất đồi trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. “Ngày đó vùng này hoang vu lắm, có đêm nằm ngủ trong lều, thú dữ cứ gầm rú bên ngoài sợ đến kinh hoàng. Bữa ăn thì chỉ toàn rau rừng, lâu lâu đi chặt bó củi về miền xuôi bán mới mua được miếng thịt cải thiện”, anh Tánh nhớ lại tháng ngày cơ cực.

Chính vì những khó khăn buổi ban đầu như thế mà trong hàng trăm người lên vùng Trung Long lập nghiệp, chỉ còn trụ được vài người, trong đó có gia đình anh Tánh. Với lòng quyết tâm làm giàu, anh Tánh đã vượt qua mọi khó khăn để khai hoang và trồng 20ha tràm, trung bình 5-6 năm thu hoạch một lần, bình quân cho anh trên 150 triệu đồng mỗi năm

Mỗi năm anh Thắng thu được khoảng 170 triệu đồng từ đàn bò. .

Cùng với khai hoang trồng rừng, năm 1996, anh Tánh mua thêm một cặp bò nuôi gây đàn và bán dần. Từ năm 2008 đến nay, đàn bò của gia đình anh Tánh duy trì 30 con, có 15 con bò cái sinh sản giúp anh tự cung cấp giống. Bò giống nuôi một năm có thể xuất bán với giá 12-18 triệu đồng một con. Mỗi năm anh bán 15 con bò giống và bò thịt, lợi nhuận bình quân được khoảng 170 triệu đồng.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Tánh còn giúp đỡ người dân địa phương về nguồn vốn, kỹ thuật trồng rừng, nuôi bò để cùng phát triển làm giàu.

Theo Dân Việt

 

Làm giàu từ nuôi gà Đông Tảo

Tư khoa: làm giau chăn nuoi
http://gadongtaohungyen.info/the-gioi-ga/lam-giau-tu-ga-dong-tao-chi-voi-2-trieu-dong.html
Làm giàu từ gà đông tảo chỉ với 2 triệu đồng
Bạn có bao giờ nghĩ mình sẽ làm giàu từ chăn nuôi gà chỉ với 2 triệu đồng chưa? Nếu chỉ nghe thôi chỉ chắc hẳn khó tin, nhưng nếu nói làm giàu từ gà đông tảo thì có lẽ nhiều người sẽ tin vì gần đây giá trị của gà đông tảo được biết đến như một giống gà quý và đắt đỏ. Chỉ cần sở hữu một vài con là có cả một gia tài vài chục triệu đồng.
Hôm nay, mời các bạn về thôn Tam Đa, xã Tam Đa, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên gặp nhiều khó khăn và thuộc diện nghèo ở địa phương gặp anh Hoàng Trọng Hậu chủ trang trại gà có thu nhập hàng năm lên tới hàng trăm triệu đồng.
Tiền năng từ nuôi gà đông tảo

Mô hình làm giàu từ Bò vỗ béo



 

 http://www.vuonsinhthaitrungviet.com/HOME/detail.asp?iData=1280
từ khóa: lam giàu từ chăn nuôi.











Description: http://www.vuonsinhthaitrungviet.com/images/line_tit.jpg
 

Trong phát triển kinh tế gia đình thì nuôi bò vỗ béo là kinh tế phụ của nhiều nông hộ ở Bến Tre. Bởi bò là vật nuôi ít bị rủi ro, dễ nuôi, dễ chăm sóc, chi phí thức ăn thấp, chủ yếu lấy công làm lời nên được nông dân chọn nuôi. Những năm gần đây, với việc giá bò ổn định ở mức cao, nhiều nông dân ở xã Phú Lễ huyện Ba Tri đã đầu tư nuôi bò vỗ béo; đặc biệt có những hộ đầu tư nuôi qui mô lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao.
 

Triển vọng từ giống lúa thuần DQ11


Từ khóa: “nông nghiep”

http://www.mard.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=36981&Page=1#


(Mard-4/6/2014): Giống lúa thuần DQ11 được Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng Quang tiến hành chọn tạo giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013. Kết thúc quá trình khảo nghiệm, cuối năm 2013, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quyết định công nhận đặc cách DQ11 là giống cây trồng nông nghiệp mới và cho phép sản xuất đại trà ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và khu vực Bắc Trung Bộ.

Vụ Xuân 2014, Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng Quang, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đã triển khai xây dựng mô hình trình diễn giống lúa thuần DQ11 ở hầu hết các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ với diện tích gần 2.500 hecta. Kết quả thu được phù hợp với các chỉ số trong hệ thống khảo nghiệm quốc gia. Từ khi đưa DQ11 vào trồng tại một số địa phương như: Ninh Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế cho thấy, giống lúa này chống chịu sâu bệnh tốt, đẻ nhánh khỏe, thời gian sinh trưởng ngắn, tỷ lệ phân bón chỉ bằng 2/3 giống lúa khác; trong khi năng suất lại cao hơn giống khác từ 30 - 40 kg/sào.
 * Giống lúa nhiều đặc tính ưu việt
Cách đây hơn 5 năm, nhóm tác giả Phùng Văn Quang và Phạm Thị Dung thuộc Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng Quang bắt đầu việc tạo bộ giống lúa thuần với yêu cầu phải đạt năng suất cao, phù hợp với đồng đất Ninh Bình, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, đáp ứng được công thức luân canh 2 lúa, 1 màu tại địa phương. Năm 2009, công ty bắt đầu tiến hành bước nhân và tuyển chọn giống từ nguồn vật liệu nhập từ Trung Quốc và đến ngày 22/9/2012, giống lúa thuần mới với tên gọi DQ11 chính thức "trình làng".
DQ11 thuộc nhóm giống ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ 120 đến 125 ngày đối với vụ xuân và từ 100 đến 105 ngày đối với vụ mùa. Lúa trỗ tập trung, thoát cổ bông, đạt từ 120 - 180 hạt/bông, hình thức thon nhỏ, màu sắc vàng đậm, năng suất cao hơn giống Bắc Thơm số 7 là 23,13 tạ/ha. Giống DQ11 có thể trồng trên ruộng chân cao hoặc thấp, giúp nhà nông chủ động trong việc tưới tiêu.
Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng Quang cũng đã phối hợp với Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm bảo vệ thực vật huyện Yên Khánh đánh giá kết quả thí điểm mô hình kỹ thuật thâm canh lúa theo phương thức sử dụng "hiệu ứng hàng biên" - tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp. Theo phương thức này, lúa được cấy hàng rộng 30cm và hàng hẹp 14 cm, cây cách cây 12 cm, mật độ trung bình 32 khóm/m2. Kết quả cho thấy kỹ thuật sử dụng hiệu ứng hàng biên có ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng phát triển của cây lúa DQ11. Khả năng phục hồi và phát triển của cây lúa sau khi cấy so với ruộng đối chứng, cấy theo tập quán cũ nhanh hơn.
Tại ruộng cấy theo phương thức hiệu ứng hàng biên, cây lúa tận dụng được tối đa ánh sáng mặt trời, tăng khả năng quang hợp, tổng hợp được nhiều chất hữu cơ tạo ra sinh khối nên số bông/khóm, số hạt/bông, chiều cao, chiều dài bông, chiều dài lá đòng đều cao hơn so với ruộng đối chứng, năng suất thực thu cao hơn so với ruộng đối chứng trên 30 kg/sào. Đặc biệt, ruộng cấy theo phương thức hiệu ứng hàng biên, sự phát sinh và gây hại của các loại dịch hại giảm thiểu một cách rõ rệt, nhất là bệnh khô vằn và rầy nâu, chi phí thuốc bảo vệ thực vật thấp hơn so với ruộng đối chứng, vì vậy lãi sau đầu tư cao hơn so với đối chứng từ 15-17 triệu đồng/ha.
Ông Phùng Văn Quang, Giám đốc Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng Quang cho biết: Kết quả tổng hợp quá trình khảo nghiệm, mô hình trình diễn cho thấy, DQ11 là giống lúa thuần hội tụ nhiều đặc điểm nông học tốt, chất lượng gạo ngon hơn hẳn các giống lúa Khang dân 18, Q5 và gần tương đương với Bắc thơm số 7, HT1 và T10, ít bị các bệnh phổ biến như khô vằn, bạc lá, rầy nâu gây hại. Đặc biệt, giống có tính thích ứng rộng. Tại các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng, trong điều kiện vụ mùa gặp mưa bão, tỷ lệ nhiễm bệnh bạc lá ở một số giống lúa khác ngày càng trở nên nghiêm trọng thì DQ11 vẫn giữ được tính ổn định, lá đòng đứng, màu xanh, bản lá rộng vừa phải, nông dân tốn ít chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật.
Việc đưa giống lúa DQ11 vào cơ cấu vụ mùa hàng năm có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí hợp lý trà lúa ngắn ngày, góp phần tạo khung thời vụ tốt nhất để phát triển nhóm cây trồng vụ đông chủ lực ở đồng bằng Bắc Bộ như đậu tương, ngô, khoai tây, lạc, rau, hoa quả khác, giúp người dân tăng giá trị sử dụng trên 1 hecta diện tích đất nông nghiệp.
* Phản hồi tích cực từ cơ sở
Tại hội nghị đầu bờ đánh giá bộ giống lúa có năng suất và chất lượng cao trên địa bàn diễn ra ngày 3/6 tại huyện Yên Khánh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình, Bùi Mai Hoa nhận định, việc đưa giống DQ11 và tương lai là DQ12, Hồng Quang 15 của Công ty TNHH Vật tư nông nghiệp Hồng Quang vào sản xuất đại trà có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích gieo trồng, giúp kinh tế các địa phương phát triển bền vững. Cùng với đó, bà con nông dân được tiếp xúc với các giống lúa thuần mới có năng suất, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh để áp dụng vào sản xuất, góp phần thay đổi cơ cấu mùa vụ, tiết kiệm chi phí đầu tư.
Theo Phó Bí thư Huyện ủy Yên Khánh, Lê Trung Thành, bên cạnh việc hỗ trợ về cơ sở hạ tầng như trạm bơm, kênh, cống điều tiết, giống gốc, vật tư nông nghiệp với định mức 2 triệu đồng/ha/vụ, địa phương còn hỗ trợ kinh phí tập huấn kỹ thuật, chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch hàng vụ, hàng năm để hướng tới mục tiêu hình thành mô hình sản xuất giống lúa thuần chất lượng cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Bước tiếp theo, Yên Khánh đi vào hoạt động ổn định vùng chuyên canh sản xuất, chủ động cung cấp nguồn lúa giống thuần chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn và các tỉnh, thành lân cận với giá cả phù hợp, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Vụ Xuân 2014, hợp tác xã Hợp Tiến (xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) đưa DQ11 vào trồng trên 60% diện tích đất nông nghiệp tại địa phương. Đánh giá về hiệu quả của giống lúa này, ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ nhiệm hợp tác xã Hợp Tiến khẳng định, DQ11 thích ứng rộng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau và điều quan trọng nhất là cho năng suất ấn tượng từ 2,3 - 2,4 tạ/sào, vượt trội hơn nhiều so với hai giống lúa đối chứng là LT2 và Bắc thơm số 7 đều chỉ đạt 1,8 tạ/sào nên bà con nông dân rất phấn khởi. Hạt gạo thon dài, không bạc bụng, khi đem nấu cơm giữ được độ dẻo và có vị đậm, bước đầu được thị trường chấp nhận.
 Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện mô hình liên kết "4 nhà" ở cơ sở đã nảy sinh một số bất cập. Mặc dù trước vụ sản xuất, một số doanh nghiệp đã phải đầu tư vốn, vật tư nông nghiệp cho bà con nông dân, tuy nhiên sau khi thu hoạch, có lúc giá cả thị trường lại "nhỉnh" hơn so với giá thu mua của doanh nghiệp, người nông dân vì lợi trước mắt đã không có ý thức liên kết với doanh nghiệp nên chỉ cung cấp một phần sản phẩm cho các doanh nghiệp thu mua, phần còn lại bán ra thị trường với giá cao để hưởng tiền chênh lệch, trong khi vẫn đang nợ vốn của doanh nghiệp. Chính vì thế, một số doanh nghiệp không mặn mà khi xây dựng vùng nguyên liệu trên địa bàn, người nông dân khó mở rộng quy mô sản xuất.
Ông Phạm Xuân Khoát, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh cho biết, để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, có năng suất, chất lượng và hiệu quả, trong thời gian tới nhà nước cần bổ sung hành lang pháp lý ràng buộc giữa người nông dân và doanh nghiệp, đồng thời tăng cường hướng dẫn, vận động nông dân thực hiên nghiêm túc hợp đồng đã ký kết kết hợp với việc giám sát, xử lý hành chính nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế cho doanh nghiệp và nguồn ngân sách đã đầu tư. Việc triển khai chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng cần có sự tham gia của cả "4 nhà" trong sản xuất nông nghiệp, khẳng định vai trò của nhà nước trong việc hoạch định chính sách, chỉ đạo, hỗ trợ và bảo hộ quyền lợi cho các bên. Nhà khoa học chuyển giao những tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp để nhà nông áp dụng vào thực tế sản xuất, từ đó tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao để cung cấp cho nhà doanh nghiệp đưa ra thị trường tiêu thụ. Làm được điều này vừa tăng thu nhập cho hộ gia đình, vừa góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại địa phương./.



Vũ Anh Minh

 

Giống cây ổi- Ổi 4 mùa(ổi găng)


http://giongcaytrong.net/sanpham/59/1/1/3/Giong-cay-trong/Giong-cay-an-qua/Giong-cay-oi---Oi-4-mua-(-oi-gang-).html

Từ khóa:  giống cây trồng

Description: http://www.vuonsinhthaitrungviet.com/Pictures/Bo%20nuoi.jpg

Giống cây ổi - Ổi 4 mùa ( ổi găng )
Ổi thích khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hàng năm 1.500 – 4.000 mm phân bố tương đối đều thì không phải tưới. Bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột độ ẩm trong đất.

Chi tiết tham khảo: giongcaytrong.net/news/

Cách chăm sóc: 

Nếu trồng trong vườn, chăm sóc chu đáo, trồng vào thời gian nào cũng sống. Tuy vậy miền Bắc trồng vào tháng 2, 3 ; miền Nam trồng vào tháng 4, 5 đầu vụ mưa đảm bảo tỷ lệ sống cao nhất.

kỹ thuật chăm sóc cây mít


http://giongcaytrong.net/sanpham/113/81/81/70/Cay-xanh-do-thi/Cay-an-qua/Cay-mit---Mit-sieu-qua.html

Từ khóa: giống cây trồng

KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY MÍT:


 Để cây chóng ra hoa trái, năng suất cao, lâu bền và phẩm chất ngon, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Khâu chăm sóc có phần quan trọng đặc biệt vì không chỉ áp dụng kỹ thuật đơn thuần mà còn phải vận dụng kinh nghiệm và sự nhạy bén trong việc dự báo thị trường. Kỹ thuật chăm sóc Mít  chia ra làm hai thời kỳ. Thời kỳ xây dựng cơ bản khoảng 3 năm, đó là khoảng thời gian cây được trồng xong đến lúc cho trái ổn định. Thời kỳ khai thác kinh tế từ năm thứ tư trở về sau. Đây là lúc cần nhiều kinh nghiệm để xử lý cho hoa trái và những dự báo về thị trường vì liên quan đến năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm tươi cũng như đã qua chế biến

Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

PHAT TRIEN VAN HOA DOC O VIET NAM

Văn hoá đọc và phát triển văn hoá đọc ở Việt Nam 
             
Phần dẫn luận:
 Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước. Như vậy, văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau. Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ba thành phần này cũng là ba lớp, ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau.
 Muốn phát triển nền văn hoá đọc phải phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc lành mạnh của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước, của cộng đồng xã hội và của mỗi cá nhân trong xã hội. Nhưng trọng tâm và là mục đích cuối cùng của phát triển văn hoá đọc chính là phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi thành viên trong xã hội. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Đó chính là nền tảng của một xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng là một thách thức của xã hội hiện đại.
Để hiểu sâu hơn về văn hoá đọc, chúng ta sẽ đi sâu vào từng nghĩa rộng và hẹp của khái niệm. Văn hoá đọc ở nghĩa rộng là ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước, ứng xử đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử đọc của mỗi cá nhân trong xã hội.
Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước là chính sách, đường lối và ứng xử hàng ngày nhằm phát triển nền văn hoá đọc. Các hoạt động này đều nhằm tạo ra hành lang pháp lý phát triển tài liệu đọc có giá trị và lành mạnh cho mọi người đọc khác nhau và sự thuận tiện của tài liệu đọc đến với người đọc (thông qua các loại cửa hàng sách và các loại hình thư viện, phòng đọc sách). Nghĩa là người đọc, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt nơi cư trú đều dễ dàng tiếp cận đến những tài liệu đọc giá trị họ mong muốn, để họ có cơ hội cải thiện chính cuộc sống của họ.
Đó là chính sách, đường lối phát triển nền công nghiệp sách (từ người viết, người làm sách tới quá trình hình thành sách đến tay người đọc) có chất lượng cao, giá cả hợp lý, hợp với túi tiền của mọi người dân và phân phối rộng khắp trên toàn quốc, với các hình thức, biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn đọc phong phú, đa dạng và hiện đại
Ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc của cộng đồng xã hội là sự phát triển của các hội nghề nghiệp liên quan tới đọc như: Hội tác gia, Hội nhà báo, Hội xuất bản, Hội thư viện... Tất nhiên các hội này phải hoạt động với mục đích chính là phát triển nghề nghiệp. Ứng xử đọc của cộng đồng xã hội còn phải kể tới truyền thống văn hoá của xã hội hay nói chính xác hơn là truyền thống văn hoá tôn vinh người viết sách, người đọc sách và người truyền thụ kiến thức (kể cả giáo dục kỹ năng đọc và hướng dẫn đọc). Ở đây không thể không kể tới những hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức văn hoá xã hội khác nhằm phát triển văn hoá đọc như: hoạt động của Hội phụ nữ, Hội thanh niên... tổ chức thi đọc sách, thi tìm hiểu một vấn đề nào đó thông qua tìm hiểu sách báo.
Ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc của mỗi người. Trước hết cần tạo ra và phát triển thói quen đọc suốt cuộc đời cho mỗi người. Xây dựng thói quen đọc phải được bắt đầu từ tuổi ấu thơ, ở nhiều nước người ta bắt đầu thực hiện từ tuổi trước khi đến trường, do các bậc cha mẹ thực hiện. Còn trong suốt cuộc đời đi học và sau khi ra đời là quá trình học tập và rèn luyện các kỹ năng đọc. Trong suốt quá trình học tập, mỗi cá nhân phát hiện ra sở thích đọc của chính họ để phát huy sở trường và hạn chế những sở đoản.
Thói quen và kỹ năng đọc mang tính chất đồng loạt, còn sở thích đọc lại phụ thuộc hoàn toàn vào từng cá nhân cụ thể (trình độ giáo dục và thiên tư cá nhân), ví dụ: có người thích đọc thơ, có người thích đọc tiểu thuyết, có người thích đọc sách nghiên cứu, có người thích đọc sách phổ biên khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật ... Yếu tố này tạo ra sự đa dạng, phong phú, giàu mầu sắc cho nền văn hoá đọc trong xã hội.
Nếu xét văn hoá đọc của từng cá nhân phải đảm bảo có đủ cả ba yếu tố trên. Nếu một người có thói quen đọc, nhưng thiếu kỹ năng đọc, hiệu quả đọc không cao, thậm chí không có hiệu quả, chỉ mất thời gian vô ích. Nếu nắm vững kỹ năng đọc, nhưng không tạo được thói quen đọc, cũng chẳng thu lượm được kiến thức là bao, thiếu những kiến thức cần thiết cho cuộc sống của chính họ.
Nhưng đôi khi người ta nói văn hoá đọc của mỗi cá nhân đồng nghĩa là kỹ năng đọc của họ. Điều đó nói lên tầm quan trọng của kỹ năng đọc của mỗi cá nhân. Và chính khái niệm này cũng là một khái niệm đang phát triển và có nội dung hết sức phong phú.
Kỹ năng đọc là sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng xử đọc. Các thao tác tư duy đó là:
  1. Lựa chọn có ý thức đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản thân, biết vận dụng thành thạo các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc (tài liệu nghiên cứu, tài liệu phổ thông, tài liệu giải trí...).
  2. Biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân, trước hết trong các thư mục và mục lục thư viện, các nguồn tra cứu như: bách khoa thư, từ điển giải nghĩa, các loại sổ tay, cẩm nang... và biết định hướng nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân trong môi trường số (trong các cơ sở dữ liệu, trên Internet).
  3. Thể hiện được tính hệ thống, tính liên tục trong quá trình lựa chọn tài liệu đọc (đọc từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ các vấn đề đơn giản tới phức tạp).
  4. Biết cách tiếp nhận tối đa và sâu sắc nội dung tài liệu đọc, kể cả vệ sinh khi đọc tài liệu như cách ngồi, khoảng cách giữa mắt và tài liệu đọc,v...v...
  5. Biết vận dụng các biện pháp kỹ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc như ghi chép, lập hộp phiếu thư mục, soạn tóm tắt, viết chú giải, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp...
  6. Biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc.
      Mục đích cuối cùng của kỹ năng đọc là đọc có hiệu quả cao nhất, nắm chắc nội dung  cốt lõi và biết vận dung những điều đã đọc được vào cuộc sống của chính người đọc. Ngày nay người ta đặc biệt lưu tâm tới yếu tố thứ 6: biết vận dụng những nội dung đã đọc vào cuộc sống của mỗi người đọc để có thể cải thiện được chính cuộc sống của họ. Không phải vô cớ mà hàng năm UNESCO trao giải thưởng xoá mù chữ cho những cá nhân, tập thể không chỉ biết đọc biết viết đơn thuần, mà phải biết vận dụng những điều đọc được vào cuộc sống của chính họ, cải thiện được cuộc sống nghèo khổ của người mù chữ.
Ngày nay người ta phân biệt tất cả các tri thức nhân loại tích luỹ được thành hai loại tri thức là tri thức nội dung (content knowledge) và tri thức chức năng (function knowledge), đôi khi người ta còn gọi là siêu tri thức (metaknowledge). Tri thức nội dung được hiểu như  khái niệm A là gì hoặc vấn đề B là gì. Còn tri thức chức năng là cách thức đi tìm khái niệm A, vấn đề B từ dễ đến khó ở đâu? trong loại sách nào? hoặc ở nhà khoa học nào?
Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, của tri thức nhân loại, không ai có thể nắm được hết các loại khái niệm, các loại vấn đề, cho nên người ta rất coi trọng loại tri thức chức năng, loại tri thức tìm các khái niệm, vấn đề ở đâu, trong loại sách nào, ở nhà khoa học nào là quan trọng, quan trọng hơn tri thức nội dung. Nắm được tri thức chức năng là một phẩm chất của kỹ năng đọc. Xác định hướng tìm tài liệu cần đọc cho bản thân là một nội dung của kỹ năng đọc. Giáo dục tri thức chức năng là cực kỳ quan trọng. Ai cũng nắm được tri thức chức năng là họ có khả năng đi tới biết mọi tri thức nội dung khi cần thiết. Chính vì vậy có người đã gọi đó là siêu tri thức.
Như vậy, ở nghĩa rộng văn hoá đọc, hay nói nền văn hoá đọc của mỗi quốc gia phải bao gồm đầy đủ ba thành phần: ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các quan chức và cơ quan nhà nước; ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi thành viên trong xã hội. Ở các quốc gia phát triển có nền văn hoá đọc cao họ đều phát triển khá đồng đều và hài hoà ba thành phần này.
Nếu ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các quan chức và cơ quan nhà nước là lành mạnh, có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thân thiện cho mọi người dân dễ dàng tiếp cận với sách báo (tài liệu đọc) có chất lượng cao, nhưng thiếu ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của cộng đồng xã hội, của mọi người dân, cũng không thể tạo ra được một nền văn hoá đọc phát triển. Ngược lại ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mọi thành viên trong xã hội là lành mạnh, nhưng ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các quan chức và cơ quan nhà nước không lành mạnh, cũng không thể có một nền văn hoá đọc phát triển. Thậm chí còn có nguy cơ làm suy thoái ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của các thành viên trong xã hội và cộng đồng xã hội.
Mục đích cuối cùng của phát triển văn hoá đọc là phát triển thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc cho mọi thành viên trong xã hội, nhưng yếu tố quan trong và quyết định đi được đến đích cuối cùng đó chính là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của các quan chức và cơ quan quản lý nhà nước. Yếu tố tạo ra môi truờng thuận lợi cho mọi người dân tiếp cận tài liệu đọc chất lượng cao, môi trường tôn vinh người viết sách, người đọc sách và người truyền thụ kiến thức (kể cả hướng dẫn và giáo dục mọi người dân có ứng xử đọc lành mạnh), tôn vinh các bậc cha mẹ đọc cho con cái nghe, chủ động giáo dục kỹ năng đọc cho mọi người dân là yếu tố quyết định thành bại của quá trình phát triển nền văn hoá đọc của mỗi quốc gia.
Những mặt tích cực của việc phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam:
Ở nước ta trong mấy chục năm qua, văn hoá đọc đã có những bước phát triển vượt bậc. Điều đó thể hiện ở những con số sau đây: trước năm 1975, cả hai miền Bắc và Nam xuất bản hàng năm được khoảng chưa đầy 4.000 tên sách, ngày nay hàng năm xuất bản khoảng  xấp xỉ 25.000 tên sách, tăng gấp 6 lần, gần đây tốc độ gia tăng hàng năm khoảng 10%. Cả nước hiện nay đang xuất bản khoảng gần 400 tên báo, tạp chí, nhiều báo có số lượng xuất bản mỗi số lên tới 500.000 bản.
Hoặc trước năm 1975, hệ thống thư viện công cộng mới chỉ được phát triển rộng khắp trên các tỉnh miền Bắc và vươn tới gần hết các huyện. Còn ở miền Nam, hệ thống thư viện công cộng hầu như chưa được phát triển, thư viện công cộng mới chỉ có ở một số thành phố lớn như Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt...
Ngày nay hệ thống thư viện công cộng đã phát triển từ tỉnh tới huyện và đang vươn tới nhiều xã trên toàn quốc, khắp từ Bắc tới Nam, bao gồm 64 thư viện tỉnh, 587 thư viện huyện và khoảng 10.000 thư viện và tủ sách cơ sở ở xã. Trong loại thư viện phục vụ công chúng rộng rãi còn phải kể tới 10.000 tủ sách pháp luật xã và cũng khoảng trên 10.000 điểm bưu điện văn hoá xã. Tại các vùng nông thôn Việt Nam đã có khoảng 3 vạn điểm đọc sách báo cho người dân. Qui mô của các thư viện tỉnh và huyện ngày càng được mở rộng về số lượng bản sách, nhân viên phục vụ, trụ sở thư viện và kinh phí hoạt động... Các thư viện tỉnh đang trong giai đoạn tự động hoá, chuyển đổi từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử/thư viện số. Các bước phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng đã tạo cho hệ thống thư viện công cộng có sự gần gũi, thân thiện với mọi người dân trên khắp mọi miền đất nước...
Ở đây chúng tôi chưa kể tới các hệ thống thư viện khác như: thư viện trường phổ thông, thư viện trường đại học, thư viện khoa học kỹ thuật, thư viện quân đội... có mặt tại hầu khắp các cơ quan chủ quản.
Trong nhiều năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã cho thấy sự xuất hiện hay đúng hơn là sự phát triển của các thư viện tư nhân, thư viện gia đình với những bộ sưu tập rất có giá trị và phong phú, không chỉ có ở các thành phố mà còn được phát triển ở các vùng nông thôn.
Trong hơn mười năm qua đã xuất hiện trong đời sống xã hội chúng ta những điểm bưu điện văn hoá xã, những điểm đọc báo tạp chí mới trên nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Tuy nhiên tài liệu đọc còn nghèo nàn, phục vụ đọc chưa chuyên nghiệp.
Và không thể không kể tới sự xuất hiện của Internet trong đời sống xã hội chúng ta trong mười năm qua, đã tạo ra một phương thức đọc hiện đại, với một lượng thông tin, tri thức khổng lồ. Tốc độ phát triển thuê bao trường truyền Internet và tỷ lệ dân chúng sử dụng Internet của chúng ta đạt một tỷ lệ cao so với khu vực châu Á.
Trên đây chúng tôi chưa kể tới các loại của hàng sách đã phát triển rất nhanh trong mấy năm qua, đặc biệt ở các thành phố lớn. Nhiều nhà sách với chuỗi cửa hàng bán sách ra đời, các cửa hàng bán sách theo chuyên đề cũng mọc lên rất nhiều, các siêu thị sách... Cho đến nay chúng ta đã có 12.000 cửa hàng sách và nhà sách tư nhân.
Trong nhiều năm trở lại đây xuất hiện một loạt tạp chí với mục đích giới thiệu, hướng dẫn đọc như: Tạp chí Xuất bản Việt Nam, Người đọc sách, Sách và Đời sống của cơ quan quản lý nhà nước, của hội nghề nghiệp và của nhà xuất bản lớn cho công chúng rộng rãi.  Đồng thời trên các phương tiện truyền thông đại chúng như vô tuyến truyền hình, đài truyền thanh, các báo hàng ngày, báo tuần, tạp chí cũng có giới thiệu, hướng dẫn đọc thường xuyên hơn trước đây. Các Hội chợ sách trong nước và quốc tế, phố sách cũng đã được tổ chức ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... đã tạo cho công chúng được tiếp cận thường xuyên và dễ dàng hơn với sách mới xuất bản.
Hệ thống thư viện công cộng, nhất là các thư viện tỉnh đã tổ chức thường xuyên các cuộc thi kể chuyện sách thiếu nhi trong các dịp hè nhằm xây dựng và phát triển thói quen đọc sách và phần nào giáo dục kỹ năng đọc sách cho thiếu nhi...
Hạn chế của việc phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam:
Bên cạnh những mặt tích cực, chúng ta cũng phải thừa nhận nền văn hoá đọc của Việt Nam còn có những mặt hạn chế nhất định như chưa: hình thành được một chiến lược phát triển văn hoá đọc và các kế hoạch phát triển văn hoá đọc trên bình diện quốc gia, nhằm liên kết, phối hợp các thành phần, các lực lượng của văn hoá đọc, mặc dù mục tiêu đã được Đảng, Chính phủ vạch ra rất rõ ràng là xây dựng một xã hội học tập, một xã hội ham đọc.
Sự phân bố tài liệu đọc giữa thành thị và nông thôn mất cân đối: hệ thống thư viện công cộng mới phủ kín tỉnh và huyện, còn vùng nông thôn rộng lớn là xã, thôn mới chỉ phát triển rất ít và nghèo nàn về nội dung; sách và báo-tạp chí xuất bản được tiêu thụ chủ yếu mới chỉ ở các thành phố lớn, tỉnh lỵ và huyện lỵ. Công tác xuất bản có xu hướng cho ra đời các bộ sách dày trên nhiều lĩnh vực, thực chất chỉ nhằm vào những người đọc có thu nhập cao trong xã hội... Tuy số lượng sách hàng năm đã đạt khoảng 26.000 tên, nhưng có tới 80% là sách giáo khoa giáo trình.
Chúng ta cũng chưa có một tổ chức nào, một hoạt động xã hội nào xây dựng thói quen đọc có hệ thống, hầu như chưa tiến hành giáo dục kỹ năng đọc có hệ thống từ bậc tiểu học lên đến bậc đại học. Hoặc số lượng tên sách được xuất bản hàng năm đã có bước phát triển vượt bậc, nhưng chất lượng sách không được phát triển phù hợp, có hiện tượng chạy theo lợi nhuận, thiếu định hướng rõ rệt trên hai bình diện nâng cao và phổ cập kiến thức, cho nên hiệu quả chưa cao và giá sách còn cao so với thu nhập trung bình của người dân. Chúng ta chưa hình thành được các chương trình khuyến đọc trên phạm vi quốc gia như tổ chức tháng đọc quốc gia, tổ chức định kỳ các hội chợ sách trên qui mô quốc gia cũng như trên phạm vi khu vực hoặc tỉnh...
Công tác tuyên truyền hướng dẫn đọc chưa được thực hiện thường xuyên liên tục và có định hướng. Ngay ở những cơ quan có chức năng hướng dẫn dân chúng đọc như hệ thống thư viện công cộng, cơ quan phát hành sách, phương tiện truyền thông đại chúng... cũng được thực hiện chưa thường xuyên, chưa hấp dẫn và đa dạng... Các tạp chí giới thiệu, hướng dẫn đọc tuy xuất bản nhiều nhưng chưa đến được công chúng rộng rãi. Các hội chợ sách chưa được tổ chức định kỳ thường xuyên và cũng mới chỉ được tổ chức ở các thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh...
Trong khi đó nền kinh tế của chúng ta đang phát triển với tốc độ khá cao làm cho thời gian nhàn rỗi của người dân dành cho đọc đang có nguy cơ bị các phương tiện nghe nhìn, du lịch... lấn lướt co hẹp lại, làm suy thoái thói quen đọc của công chúng. Chúng ta chưa có những cuộc điều tra xã hội học cơ bản trên qui mô lớn để xác định tình trạng này ở mức độ nào, có đúng như vậy không và tìm biện pháp khắc phục, xây dựng một xã hội ham đọc. Đó phải là những giải pháp liên ngành, hợp lực của các ngành các giới trong xã hội... Ở các nước trong khu vực như Malaixia họ đã tiến hành nghiên cứu đọc trên qui mô quốc gia thường xuyên trên 20 năm nay.
Giải pháp khắc phục:
Từ những nhận định khái quát và sơ lược như trên và để thực hiện chủ trương xây dựng một xã hội học tập (xã hội đọc), chúng tôi xin có một số ý kiến như sau nhằm phát triển nền văn hoá đọc Việt Nam:
1. Thành lập một Uỷ ban Quốc gia phát triển văn hoá đọc Việt Nam. Uỷ ban bao gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước liên quan tới đọc, các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực liên quan tới đọc, đại diện các tổ chức xã hội: như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Hội khoa học kỹ thuật, Hội nông dân Việt Nam ...)... Uỷ ban trực thuộc Chính phủ, do một Phó Thủ tướng phụ trách. 
 Uỷ ban có nhiệm vụ soạn thảo chiến lược phát triển toàn diện và cơ bản nền văn hoá đọc Việt Nam, xây dựng các kế hoạch dài hạn phát triển văn hoá đọc và tổ chức, đôn đốc, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, hội... liên quan tới đọc theo chiến lược và kế hoạch đã được nhà nước thông qua...
 Uỷ ban cũng có nhiệm vụ tư vấn, tham mưu cho các cơ quan nhà nước cao nhất khi đưa ra các văn bản pháp luật liên quan tới phát triển văn hoá đọc.
 2. Tổ chức tháng đọc quốc gia vào tháng 8 hàng năm (thời gian này học sinh, sinh viên đang được nghỉ hè). Mục đích nhằm xây dựng thói quen đọc sách trong dân chúng, nhất là trong tầng lớp thanh thiếu niên - tương lai của đất nước và tôn vinh những người viết sách, những người đọc sách và cha mẹ đọc cho con cái nghe.
 Đi kèm theo tháng đọc sách là tổ chức các Hội chợ sách không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà tổ chức trên 64 tỉnh trong cả nước, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận với sách mới.
Tổ chức tuyên truyền giới thiệu, hướng dẫn đọc trên các phương tiện truyền thông đại chúng như vô tuyến truyền hình, truyền thanh, báo chí (kể cả các tạp chí chuyên giới thiệu, hướng dẫn đọc) được thường xuyên, định kỳ, có hệ thống và nhằm vào từng người đọc xác định, áp dụng các hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn, các phương tiện nghe nhìn hiện đại.
Tổ chức các cuộc thi đọc sách trên qui mô quốc gia gắn liền với hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân...
Có chính sách ưu đãi để phổ cập Internet (với tư cách một kho tri thức khổng lồ của thế giới) trong dân chúng.
3. Xây dựng một chương trình giáo dục kỹ năng đọc trong môi trường truyền thống và môi trường điện tử để giảng dạy không chỉ ở các trường đại học mà còn tổ chức giảng dạy cho trẻ em ngay khi cắp sách tới trường cho tới bậc đại học. Tinh thần chủ đạo là đọc có phê phán và sáng tạo.
4. Xây dựng một đội ngũ những nhà viết sách có chất lượng cao trên hai loại sách: sách nghiên cứu và sách phổ cập thuộc mọi lãnh vực khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội, kinh tế, tôn giáo..., nhưng trước hết ưu tiên phát triển các lãnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội đặc thù Việt Nam nhằm phát triển tri thức Việt Nam và nâng cao dân trí ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và quốc tế. Đồng thời có chế độ ưu đãi đối với họ nhằm có được những cuốn sách có chất lượng cao và được xuất bản với giá cả hợp với túi tiền của công chúng.
Chọn lọc có hệ thống các tác phẩm tiêu biểu về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội, kinh tế, y học của thế giới để dịch sang Việt ngữ.
5. Xây dựng một đội ngũ các nhà viết sách cho thanh thiếu niên có chất lượng cao. Đồng thời có chế độ ưu đãi đối với họ để có được những những cuốn sách thanh thiêu niên được xuất bản đẹp và giá rẻ.
Nhà nước cần có chính sách trợ giá cho các loại sách viết cho thanh thiếu niên, đặc biệt là những thiếu niên nghèo, thiếu niên sống ở vùng sâu vùng xa. Khuyến khích (có hình thức khen thưởng, tôn vinh) cha mẹ đọc cho con cái nghe (đặc biệt là các truyện cổ tích hay nhất của Việt Nam và thế giới) thường xuyên tại gia đình, đặc biệt là các trẻ em ở độ tuổi trước khi đến trường và mới tới trường. Vì đọc là nền tảng của phát triển, phát triển cá nhân và phát triển cộng đồng. Đọc cũng là sự sống còn của nền văn minh. Nhưng tiếc rằng cho đến nay chưa có nhà nghiên cứu khoa học nào chứng minh được tính ham đọc có thể di truyền được. Thế hệ trước đọc cho thế hệ sau nghe trong giai đoạn tuổi ấu thơ nhằm duy trì thói quen đọc từ đời này sang đời khác.
6. Hàng năm trao các giải thưởng sách cho các tác giả viết sách, hoạ sĩ trình bày, nhà in có sách được xuất bản trong năm đạt trình độ cao về nội dung và hình thức thuộc mọi lãnh vực tri thức ở hai trình độ nghiên cứu và phổ cập, kể cả sách dịch đạt chất lượng cao.
7. Nhà nước đầu tư hơn nữa cho các hệ thống thư viện, đặc biệt là hệ thống thư viện phổ thông (cơ quan giáo dục ngoài nhà trường, nơi học tập suốt đời cho mọi công dân), thư viện trường học có đủ kinh phí hoạt động và phát triển ngang tầm các hệ thống thư viện tương ứng trong khối ASEAN, nhằm thu hút dân chúng sử dụng hệ thống thư viện công cộng đạt một tỷ lệ nhất định ngang tầm các nước tiên tiến, đảm bảo cho các em học sinh được sử dụng thư viện trường học như một công cụ học tập có hiệu quả và quan trọng hơn là xây dựng thói quen đọc và giáo dục kỹ năng đọc, kỹ năng khai thác tri thức trong thư viện cho thanh thiếu niên, kể cả khai thác tri thức trong môi trường điện tử.
Nhiều quốc gia đã coi đầu tư  xây dựng hệ thống thư viện trường học hiện đại và nuôi dưỡng nó hoạt động thường xuyên có hiệu quả là đầu tư cho tương lai của quốc gia, cho sự phát triển bền vững của xã hội.
8. Tổ chức tiến hành nghiên cứu định kỳ 5 năm một lần về thực trạng đọc trong xã hội làm cơ sở xây dựng các kế hoạch dài hạn phát triển toàn diện và đồng bộ văn hoá đọc.
Kết quả của các cuộc điều tra xã hội học trên qui mô quốc gia nhằm xác định thực trạng dân chúng đang đọc như thế nào. Bao nhiêu phần trăm dân chúng có  thư viện cá nhân. Họ có mua sách không? và mua bao nhiêu cuốn sách trong một năm ở những gia đình có thu nhập thấp, ở những gia đình có thu nhập trung bình và ở những gia đình có thu nhập cao. Họ sử dụng thư viện công cộng và các hệ thống thư viện khác như thế nào (bao nhiêu phần trăm trong dân chúng). Ai là người giới thiệu sách cho họ đọc (nhân viên thư viện, người bán sách, bạn bè, cha mẹ, thầy cô giáo...). Trong mỗi gia đình có đọc to nghe chung không, cha mẹ có đọc cho con cái nghe không?..
Tổ chức, đưa vào hoạt động và nuôi dưỡng một Trung tâm nghiên cứu về đọc ở Thư viện Quốc gia Việt Nam, để tiếp thu các thành tựu nghiên cứu đọc thế giới (hiện nay rất phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng) và phát triển nghiên cứu đọc ở Việt Nam (các thành tựu nghiên cứu và truyền thống đọc của cha ông xưa và đọc ở Việt Nam hiện nay), gia nhập và tham gia vào các hoạt động Hội Đọc Quốc tế (The International Reading Association-IRA).
9. Khuyến khích và phát triển các hội nghề nghiệp liên quan tới đọc như Hội Tác gia, Hội Xuất bản, Hội Thư viện, Hội Thông tin tư liệu...
10. Khuyến khích các nhà kinh doanh thành đạt tài trợ cho các hoạt động phát triển văn hoá đọc như  in sách phổ cập, trao giải thưởng sách hàng năm, thi đọc sách, cung cấp sách cho các trẻ em nghèo, trẻ em ở vùng sâu vùng xa, tổ chức Ngày đọc sách thế giới (23/4 hàng năm), tôn vinh các bậc cha mẹ đọc cho con nghe, tôn vinh những người tự học thành đạt..
Tóm lại:
Chúng ta chỉ có thể phát triển nền văn hoá đọc Việt Nam hiện đại, xây dựng một xã hội ham đọc, để đáp ứng với xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức và một xã hội phát triển bền vững, có thể xứng ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, khi phát triển đồng loạt nhiều lãnh vực khác nhau liên quan tới đọc.                                                                                                                   
Tài liệu tham khảo chính
  1. Langan, John.- Ten steps to building college reading skills: Form A: Course.-2nd. ed. .- Martol: Townsend press, 1994.
  2. McWhorter, Kathleen T.- Efficient and Flexible Reading: Fìth Edition.- New York: Logman, 1998.
  3. Thư viện Việt Nam số 2/2006.
  4. Từ điển thuật ngữ xuất bản, in, phát hành sách, thư viện và bản quyền.- H: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, 2002.
--------------------------------
 Nguyễn Hữu Viêm
   
 LUẬN BÀN VỀ VĂN HÓA ĐỌC 

Những hoạt động tôn vinh văn hóa đọc, những ngày hội sách được tổ chức mới đây là dấu hiệu tích cực, thiết thực nhằm góp phần khắc phục tình trạng người Việt Nam ít đọc sách. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là thống kê khả quan từ lượng sách đã mua chỉ phản ánh số lượng, chưa phản ánh chất lượng, hiệu quả của việc đọc sách như thế nào.
Thống kê số đầu sách đã xuất bản, số lượng sách được phát hành, tình trạng tồn tại của sách trong xã hội,... cho thấy người Việt Nam ít mua sách mới, ít đến thư viện, ít có thói quen đọc sách nơi công cộng,... là điều khó có thể bác bỏ. Có nhiều nguyên nhân lý giải vấn đề này, như: giá sách quá cao; ngành xuất bản chưa thích nghi với sự thay đổi từ bao cấp sang hạch toán kinh doanh; sự phát triển của hệ thống thư viện một thời lại làm nhiều người quan niệm sách là sở hữu tập thể ít nghĩ đến việc sở hữu tủ sách, xây dựng thư viện cá nhân (có lẽ vì thế, sự có mặt của các cửa hiệu cho thuê, mua bán sách cũ trở thành một nét đặc trưng trong sự tồn tại của sách ở Việt Nam); rồi công nghệ kỹ thuật phát triển khiến nhiều người suy giảm thói quen mua sách, đọc sách...
Với sự phát triển của internet, truyền hình kỹ thuật số, sách điện tử, con người có nhiều lựa chọn trong việc tiếp nhận tri thức, khác với quá khứ - sách là nguồn cung cấp tri thức chủ yếu. Có thể coi đó là đặc điểm chung của thế giới hiện đại, mà hệ lụy từng làm một nhà văn hóa lớn như U.Ê-cô ở I-ta-li-a phải lên tiếng. Tại Nhật Bản, doanh số sách in vẫn tăng trong nhiều năm qua nhưng ngành xuất bản của nước này cũng khẳng định sẽ khó có thể duy trì trong tương lai. Bên cạnh đó, internet còn tạo điều kiện cho nạn ăn cắp bản quyền hoành hành, một số người sao chép từ tài liệu, sách giấy đăng tải trái phép lên các diễn đàn, trang thông tin điện tử (dường như họ không coi việc đó gây hại cho tác giả, đơn vị xuất bản, thậm chí có người ngây thơ tin rằng hành động của họ là đóng góp cho việc truyền bá trí thức của nhân loại!). Sau cùng là tình trạng sách lậu, sách giả bày bán tràn lan,... trong khi việc xử lý lại thiếu tính răn đe. Ở Việt Nam, gần đây nhất là trường hợp Công ty Trí Việt (First News) thua kiện cơ sở gia công sau in Huy Thi. Lý do: Trí Việt không bị thiệt hại vì số sách lậu đó chưa kịp lưu hành! Trường hợp của Trí Việt là còn may mắn, nếu 10 nghìn bản sách đó tuồn ra thị trường trót lọt thì thiệt hại của Trí Việt còn lớn hơn nhiều. Ðiều tương tự cũng xảy ra với các nhà xuất bản, công ty khác. Ðáng lưu ý là ngay sách giáo trình, chuyên ngành kén người đọc cũng bị làm giả với giá bán đôi khi lại cao hơn giá bìa...
Văn hóa đọc không tỷ lệ thuận với sự phát triển của ngành xuất bản, và chất lượng sự đọc cũng không cùng chung tỷ lệ. Bằng chứng là các tập đoàn xuất bản ở các nước phương Tây vẫn kiếm lời ngay cả khi văn hóa đọc nước họ có hiện tượng đi xuống. Trong danh sách 100 cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại do nhiều tờ báo thống kê, các sách ra đời cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 chiếm phần lớn, dù chất lượng một số cuốn được xem là "có vấn đề". Có cuốn bị coi là dâm thư và dung tục, như 50 sắc thái lại liên tục đứng đầu bảng xếp hạng sách bán chạy tại các thị trường Mỹ, Anh, Ô-xtrây-li-a. Một số nhà phê bình ở các nước này lập ra một danh sách tiểu thuyết không nên đọc, trong đó phần lớn là kiệt tác của nhân loại, vì theo họ: đọc các tác phẩm này quá tốn thời gian, công sức! Sách khoa học, nghiên cứu chuyên sâu cũng chung số phận, một số nhà nghiên cứu ở phương Tây ngạc nhiên khi thấy nhiều người dân nước họ còn thiếu kiến thức sơ đẳng về lịch sử, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nhưng lại rất quan tâm tới người ngoài hành tinh, nền văn minh Atlantic, phi thuyền, đĩa bay (theo: C.Sa-gan trong cuốn Thế giới bị quỷ ám: Khoa học như ngọn nến trong đêm, NXB Thế giới, H.2014). Tại một số nước ở châu Á, không ít cuốn được tiêu thụ là sách ngôn tình, đam mỹ (truyện tình yêu đồng giới nam). Ở Trung Quốc, một dạo nổi lên khuynh hướng sáng tác được gọi là "văn học lưu manh", với nhân vật chính là kẻ phản trắc, vô đạo đức thường nhờ có may mắn mà trở thành bá chủ võ lâm (!)... Liệu có thể coi người bỏ tiền mua các cuốn sách có nội dung như vậy là có văn hóa đọc, khi chính các cuốn sách đó có thể có hại cho họ? Hiện nay nhiều công ty, nhà xuất bản, báo chí than phiền rằng người Việt Nam ít mua sách, nhưng nhìn vào nhan đề các cuốn sách đã phát hành, như: Buồn làm sao buông, Người yêu cũ có người yêu mới,... có nên trách cứ người đọc không mua? Ðáng tiếc trong thực tế, vẫn có một bộ phận người đọc dễ dãi, tạo điều kiện cho những cuốn sách như vậy có cơ hội xuất hiện tại một số trang bán sách trực tuyến với lời quảng bá sách bán chạy nhất. Do đó, thay vì đánh giá từ số lượng sách đã bán được, một số nhà nghiên cứu, nhà báo đề xuất nên đánh giá từ số lượng tiêu thụ những sách kén người đọc, vì điều này mới phản ánh văn hóa đọc thật sự của người Việt Nam. Chẳng hạn, danh sách đầu sách bán chạy của Công ty Nhã Nam xuất hiện hai cái tên Hoàng tử bé, Cuộc đời của Pi cho thấy chất lượng độc giả của Việt Nam cũng ít sự khác biệt so với độc giả tại nhiều quốc gia trên thế giới. Alpha Book cũng có số lượng sách tiêu thụ ở mức trung bình khá với sách khoa học, tri thức phổ cập. Tuy không thể so sánh với sách bán chạy khác nhưng có thể coi đó là một tiêu chí đánh giá chất lượng một bộ phận người đọc. Dẫu vậy, văn hóa đọc hoàn toàn có thể thay đổi nếu người đọc sách không rút ra được những bài học thiết thực từ sách vở. Nếu người đọc chỉ tìm đến các cuốn sách dạy làm giàu, hoặc đọc sách giải trí nhảm nhí điều gì sẽ làm giàu trí tuệ, nuôi dưỡng tâm hồn con người?
Có lẽ bộ phận gắn bó với việc đọc sách, biết lợi ích của sách chính là cán bộ nghiên cứu giảng dạy, sinh viên ở các trường đại học. Nhưng, nếu cứ nhìn vào thực trạng thì cần suy nghĩ lại về luận điểm trên. Thống kê của Bộ Giáo dục và Ðào tạo cho thấy, nước ta hiện có khoảng 1,5 triệu sinh viên đại học, 724 nghìn sinh viên cao đẳng; 87 nghìn giảng viên cao đẳng, đại học (trong đó có khoảng bốn mươi nghìn thạc sĩ, gần mười nghìn tiến sĩ; chưa kể những người có học vị cao đang công tác trong các cơ quan, viện nghiên cứu, tổ chức trong và ngoài nước, học viên, sinh viên, cán bộ giảng dạy ở các trường an ninh, quốc phòng). Về nguyên tắc có thể xem đây là "lớp người đọc tinh hoa". Theo tiến trình đào tạo, mỗi sinh viên phải trải qua khoảng 40 môn học, vì thế ít nhất mỗi người cần đọc 40 cuốn sách (trung bình mỗi sinh viên cần đọc mười cuốn sách một năm); trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn, con số này có thể gấp nhiều lần; chưa kể, nếu sinh viên tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học tại trường, số sách cần đọc còn cao nữa. Tuy nhiên, con số này xem ra khá ít ỏi nếu so với hàng trăm "tài liệu tham khảo" liệt kê ở nhiều luận văn, luận án. Ðáng nể hơn, có khi một phần ba trong số "tài liệu tham khảo" là đầu sách bằng tiếng nước ngoài chưa được dịch tại Việt Nam. Thí dụ, Thư viện Quốc gia Hà Nội hiện còn lưu luận án Tiến sĩ Văn học mà danh mục tài liệu tham khảo là 302 đầu sách báo, tạp chí, bài viết, trong đó có 90 tài liệu tiếng Anh được nghiên cứu sinh tham khảo trực tiếp. Mọi so sánh đều có thể khập khiễng, nhưng con số này quả là rất lớn ngay cả với luận án tiến sĩ ngành khoa học xã hội nổi tiếng của nước ngoài; như cuốn Nước Việt Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa vốn là luận án tiến sĩ của Y-ô-si-ha-ru Su-bôi (Yoshiharu Tsuboi) chỉ có khoảng 150 tài liệu tham khảo. Không rõ nghiên cứu sinh sử dụng 302 tài liệu tham khảo như thế nào trong 200 trang luận án, vì rất nhiều trong số đó chỉ có tên trong danh mục nhưng không được trích dẫn, nếu những gì tham khảo đã "ngấu" vào tác giả thì chí ít tinh thần của chúng cũng thể hiện trong công trình, nhưng đọc kỹ vẫn không thấy dấu vết? Một số luận văn, luận án khác còn cho thấy học viên, nghiên cứu sinh có khả năng đọc tài liệu bằng ba, bốn thứ tiếng nước ngoài (!). Ðáng quan tâm hơn là một số nghiên cứu có tính chất cá nhân của một số tác giả Việt Nam, dù chỉ là tiểu luận hoặc bài báo cũng ghi chú, danh mục tài liệu tham khảo dày đặc. Có người coi đó là biểu hiện của thao tác nghiên cứu cẩn trọng, nhưng so sánh nội dung của bài viết với mục tài liệu tham khảo, lại thấy có tài liệu không liên quan cũng được liệt kê, phải chăng tác giả có ý định quảng bá về sự đa dạng, phong phú của nguồn tri thức? Một nghịch lý khác là phần đông các nhà khoa bảng ở Việt Nam không công bố công trình trên tạp chí nước ngoài; trong số ít ỏi công trình được in, lại có công trình khốn đốn vì... đạo văn, đạo ý tưởng. Phải chăng, việc đọc nhiều tài liệu tham khảo lại không có tác dụng?
Nâng cao văn hóa đọc thông qua hoạt động tôn vinh văn hóa đọc hay tổ chức những ngày hội sách là công việc đáng khích lệ. Song quan trọng hơn là cần khích lệ người đọc tìm ra ý nghĩa của việc đọc sách, tìm ra tác dụng của sách đối với cuộc sống của mỗi người. Ðó không phải là nhận xét đại khái chung chung như đọc sách giúp chúng ta sống tốt hơn, suy nghĩ đẹp hơn, tăng sự hiểu biết, vốn sống, vì đó là điều mà nhiều lĩnh vực khác trong xã hội cũng giúp làm được. Cũng không phải những ai đọc nhiều, đọc rộng sẽ là người hiểu biết, suy nghĩ chín chắn. Ðọc, suy ngẫm tìm ý nghĩa tích cực, lành mạnh từ mỗi cuốn sách đã đọc sẽ có ý nghĩa hơn nhiều. Văn hóa đọc thường được biểu hiện từ những việc làm giản dị, mà trước hết là qua việc lựa chọn một cuốn sách để đọc, là phản ứng với các cuốn sách có sai sót nội dung hay phản cảm, có thể tác động tới nhận thức chung, làm tha hóa con người. Bởi vậy, điều quan trọng là cần tìm thấy lợi ích thật sự của mỗi cuốn sách, từ đó sẽ có văn hóa đọc; và văn hóa đọc chỉ thật sự phát triển khi người đọc tìm thấy lợi ích của sách vở cho đời sống của họ nói riêng, cho xã hội nói chung.
VIỆT QUANG